Giỏ hàng Hỗ trợ Tìm kiếm
Find us on facebook! Find us on twitter! Find us on zing! Find us on google!
® Al Right Reserved © 2007-2013 WORLD NAIL. Design by Đặng Hân Thịnh

SỬ DỤNG ĐÚNG CÁC LOẠI KIM PHUN XĂM - BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?


10/03/2023

Phun xăm thẩm mỹ không chỉ đòi hỏi các tay nghề của kỹ thuật viên tốt, mực phun xăm, máy xăm mà còn phụ thuộc vào cả cách sử dụng kim phun xăm đúng và đảm bảo an toàn. Ngay cả các Master có nhiều năm kinh nghiệm cũng không thể tốt sản phẩm nếu như không có các dụng cụ phun xăm theo ý muốn. Ở bài viết này hãy cùng World Nail School tìm hiểu rõ hơn về các loại kim phun xăm và cách sử dụng chúng trong phun xăm thẩm mỹ.

VAI TRÒ CỦA KIM PHUN XĂM

Kim phun xăm là dụng cụ để đưa mực trực tiếp vào da, chúng sẽ được gắn vào trong máy phun xăm để tạo chuyển động ghim mực. Kim phun xăm sẽ có hình dáng như kim may, được làm bằng chất liệu nhôm chuyên biệt dùng trong y tế và thẩm mỹ. Đặc biệt, kim phun xăm thường có kích thước nhỏ, chỉ từ 0.2 – 0.4mm và đầu kim phải thật sắc mảnh, đảm bảo vô khuẩn.

Kim phun xăm được chế tạo với nhiều kiểu dáng và đa dạng về kích thước, do đó chúng có rất nhiều công dụng. Khi phun môi hay phun chân mày, đi sợi cho khách hàng, kĩ thuật viên lựa chọn sẽ lựa chọn đúng loại kim cho từng kĩ thuật và gắn vào đầu các máy phun xăm.

Dù đầu kim rất mảnh và nhỏ, nên khi tác động vào da không gây ra cảm giác quá đau nhưng khi làm phun xăm, khách hàng thường được ủ tê để thoải mái, dễ chịu, không bị châm chích trong quá trình làm, bởi ngưỡng chịu đau của mỗi người là khác nhau.

CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI KIM PHUN XĂM

Mỗi loại kim phun xăm đều có cấu tạo và công dụng khác nhau, chưa kể đến trong mỗi loại đều có số lượng kim khác nhau. Người KTV hay học phun xăm thẩm mỹ chuyên nghiệp đều cần nắm rõ công dụng và cách sử dụng từng loại để mang đến hiệu quả tốt nhất cho sản phẩm.
 

World Nail School giới thiệu cho bạn một số loại kim xăm phổ biến như sau:

+ KIM RL (ROUND LINER) (KIM ĐI NÉT)

Kim Round Liner đúng như tên gọi có cấu tạo các cây kim được xếp theo cụm hình tròn và đầu nhọn của kim đươc chụm lại ở một điểm.

Một số loại kim RL thường gặp: 1RL, 3RL, 5RL, 7RL, 9RL, 11RL (con số tương ứng với số lượng kim trên 1 cụm).

>> Công dụng: dùng để đi nét, đi viền hoặc đánh bóng, nhưng các kỹ thuật viên thường sử dụng để đi nét hoặc đi viền.

+ KIM RS (ROUND SHADER) (KIM TÔ)

Kim RS có cấu tạo các kim được xếp theo cụm tròn như RL, nhưng các đầu kim không chụm lại với nhau tại 1 điểm mà nằm song song nhau.

>> Công dụng: dùng để tô, đi nét to hoặc dùng để đánh bóng. Đầu kim to nên có tính tổn thương cao, khi dùng cần phải chú ý.

+ KIM RM (ROUND MAGNUM) (KIM ĐÁNH BÓNG, VÀO MÀU)

Kim RM có cấu tạo gồm 2 lớp kim nằm ngang hơi cong, các kim được xếp xen kẽ với nhau phần đầu kim được dạt đều xuống 2 bên cạnh.

Một số loại kim RM phổ biến: 5RM, 7RM, 9RM, 11RM, 13RM, 15RM

>> Công dụng: được sử dụng phổ biến để đi bóng và đi màu trong phun xăm. Tính tổn thương trên da tương đối thấp.

+ KIM M1/ M2 (MAGNUM)

Kim M1,M2 có cấu tạo kim ngang 2 lớp, các lớp kim nằm xen kẽ nhau. Kim M1 có khoảng cách kim nhỏ xa, kim M2 có khoảng cách kim nhỏ gần hơn.

>> Công dụng: dùng để đi bóng, có thể lấy mực nhiều, tính sát thương thấp


+ KIM F (FLAT) (KIM ĐI VIỀN, KIM TÔ)

Kim F có cấu tạo là kim ngang 1 lớp, thường có các loại 3F, 5F, 7F là phổ biến nhất, chúng có tính sát thương cao nên KTV cần thật cẩn trọng khi dùng.

>> Công dụng: thường dùng để tô, tạo màu, nhưng một số loại như 5F, 7F còn được sử dụng để đi viền cho phần môi hay chân mày đã được định hình trước.

Trên đây là các loại kim trong phun xăm thẩm mỹ, tùy theo tay nghề và kỹ thuật của người KTV họ sẽ sử dụng loại kim phù hợp, hoặc dùng kinh nghiệm của mình để tùy biến công dụng phù hợp hơn.

NHỮNG LOẠI KIM PHUN XĂM ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT

Trong những loại kim vừa kể trên, khi học phun xăm chuyên nghiệp hay với thợ mới sẽ cần thành thạo và biết cách sử dụng một số loại kim tương ứng với các kỹ thuật cần thiết nhất như:

KIM ĐI NÉT

Các loại kim đi nét thường sẽ có ký hiệu RL. Tùy theo mục đích sử dụng và vùng cần đi nét, bạn sẽ lựa chọn số lượng kim cho phù hợp, số kim càng lớn thì nét sẽ càng to, với người mới học thì cần phải chú ý hơn. Kim đi nét sẽ sử dụng để đi viền môi, viền chân mày hoặc dùng để đi những nét mảnh.

Ngoài ra, bạn còn có thể dùng kim 7F để đi phần viên môi hoặc chân mày đã được vẽ khung trước, lưu ý đi thật mảnh và nhạt nhé.

KIM ĐÁNH BÓNG

Nhóm các loại kim xăm đánh bóng, tạo shading sẽ bao gồm 3F và 5F, kim RM, có công dụng là đánh bóng shading cho môi hoặc chân mày. Thiết kế của các đầu kim nằm ngang được hợp lại từ nhiều mũi kim giúp rút ngắn thời gian phun xăm. Đầu kim mảnh, có độ bén cao giúp ghim mực tối ưu và mực bám màu nhanh hơn. Với người mới học nên chọn những loại kim có ít độ tổn thương da nhất nếu chưa kiểm soát được lực tay hay độ nông sâu của máy tốt.

KIM TÔ

Loại kim tô 7F là loại kim được thiết kế với 7 đầu kim siêu nhỏ được xếp ngang với nhau, dùng để tô mực vào các vùng, mực phun xăm sẽ được ghim đều vào đúng vị trí da đang cần. Kim phun xăm này sẽ sử dụng cho kỹ thuật đi màu đều trên vùng chân mày hay môi, mực phun mịn, phủ kín đều và không bị đọng mực là đạt chuẩn.

Một lưu ý nữa cho bạn để sử dụng đúng các loại kim phun xăm là phải chọn kích cỡ kim tùy theo vùng da dày mỏng của khách hàng:

- Với nền da thông thường, kích cỡ kim tiêu chuẩn là 0.25 mm.

- Với da mỏng, nhiều nước mô thì chọn kim lớn hơn một chút: 0.3 - 0.35mm.

- Với da dày, da dầu, kém ăn mực, đi sợi chân mày thì chúng ta nên dùng kim Nano 0.18mm.

Việc hiểu và sử dụng đúng các loại kim phun xăm là rất quan trọng, bạn cần phải nắm vững các kiến thức phun xăm. Lựa chọn cho mình một Khóa học Phun xăm chuyên nghiệp và được những giảng viên giàu chuyên môn truyền dạy chính là con đường ngắn nhất để bạn có được tay nghề phun xăm thành thạo và tự tin.

Bài viết liên quan
  1. KIẾN THỨC NỐI MI CẦN BIẾT CHO NGƯỜI MỚI HỌC (P1)
  2. CẨN THẬN KHI SỬ DỤNG MỰC MÀU TRẮNG TRONG PHUN XĂM
  3. SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH HÌNH VẼ KHUNG CHÂN MÀY TRONG PHUN XĂM THẨM MỸ
  4. HỌC NỐI MI CHUYÊN NGHIỆP CẦN THƠ Ở ĐÂU TỐT?
  5. PHUN MÔI BỊ ĐẬM VIỀN PHẢI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
  6. CÁCH BẢO QUẢN VÀ VỆ SINH NHÍP NỐI MI LUÔN BỀN ĐẸP
  7. TẠI SAO KTV PHUN XĂM NÊN CHỌN MỰC PHUN XĂM HỮU CƠ?
  8. MUỐN HỌC PHUN XĂM Ở CẦN THƠ THÌ NÊN HỌC Ở ĐÂU?
  9. PHUN MÀY SHADING - KỸ THUẬT ĐƯỢC KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT
  10. HƯỚNG DẪN CÁCH VỆ SINH MI MẮT KHI NỐI MI
Up